Responsive Ads Here

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

Nhìn ra thế giới: Nhật Bản và những công nghệ phục vụ đời sống



Mỗi năm, thế giới lãng phí khoảng 1,3 tấn lương thực, thực phẩm. Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia cắt giảm thất thoát và lãng phí lương thực toàn cầu. Nhiều giải pháp đã và đang được triển khai nhưng vấn đề này vẫn chưa đạt được những tiến triển đột phá. Dù vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc chống lãng phí thực thẩm, người dân các nước vẫn miệt mài tìm kiếm áp ựng những giải pháp mới, công nghệ mới.

Chẳng hạn như anh Kinoshita Masayuki, người dân Nhật Bản này là một ví dụ.

Anh Kinoshita tập trung vào một công nghệ trữ đông đặc biệt, giúp bảo quản thực phẩm một cách tối ưu thay vì vứt bỏ chúng. Phương pháp này tiết kiệm được thời gian và được vận hành ở nhiệt độ thấp hơn so với phương pháp bảo quản thông thường.

Bên trong tủ trữ đông này, nhiệt độ là -35 độ C. Các quạt gió liên tục thổi khí lạnh vào hoa quả theo nhiều hướng khác nhau, nhằm đảm bảo chúng đông lại một cách đồng đều. Quá trình này chỉ mất 1/10 thời gian yêu cầu so với các tủ trữ đông thông thường.

Anh Kinoshita đã bắt đầu sử dụng công nghệ này để có được nhiều loại hoa quả đông lạnh.

Thực phẩm đông lạnh bằng công nghệ mới này có thể bảo quản được trong thời gian lên tới 6 tháng, trong khi không hề mất đi hương vị ban đầu và hàm lượng chất dinh dưỡng.

Trong khi đó, ông Soda Keisuke thì lại có niềm tin rằng, loại bỏ tình trạng lãng phí thực phẩm sẽ là chìa khóa để cứu sống hành tinh này.

Phương pháp của ông Soda là chuyển đổi những loại rau củ không dùng tới thành một hình thức khác mà có thể lưu trữ được trong thời gian dài.

Loại thực phẩm được vận chuyển tới ngày hôm nay là củ cải daikon, một loại củ được người dân Nhật Bản sử dụng rất nhiều trong căn bếp của mình.

Sau khi được cắt thành từng khoanh và luộc lên, củ cải daikon sẽ được nghiền nát. Sau đó, trải qua một quy trình công nghệ đặc biệt, phần củ cải nghiền nát sẽ chuyển thành những “tấm giấy” củ cải như thế này.

Trông không khác gì những tờ giấy thông thường, chúng có độ dày chỉ 0,1 mm. Ngoài củ cải, ông Soda còn tạo ra những tấm giấy rau củ khác từ cà rốt, bí đỏ và cà chua. Mặc dù trông chúng không giống với các loại rau củ ban đầu, nhưng chúng lại lưu giữ được hương vị đặc trưng.

Những “tấm giấy” rau củ có thể sử dụng như những miếng bánh tráng cuốn, hay ăn kèm với các loại nguyên liệu khác. Bạn thậm chí còn có thể gấp nó lại, theo phong cách origami, để tạo thành môt chiếc bát nhỏ có thể ăn được.

Phát minh của ông Soda rất lý tưởng đối với nguồn cung thực phẩm khẩn cấp. Chúng có thể dự trữ ở mọi nơi và thời gian sử dụng lên tới 2 năm.

Công nghệ Nhật Bản cùng với khả năng sáng tạo không giới hạn đã và đang góp phần giúp thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng về an ninh lương thực, bằng cách hạn chế tối đa tình trạng lãng phí thực phẩm.

Nguồn nước uống sạch – cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nó.

Nước máy mà chúng ta uống được được lấy từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và trải qua quy trình xử lý tại các nhà máy lọc nước để nó trở nên an toàn.

Tuy nhiên, 30% dân số trên toàn thế giới, tương đương khoảng 2 tỷ người, lại không được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn.

Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí để xây dựng và duy trì các nhà máy lọc nước hoạt động rất cao. Điều này đã khiến cho các nhà nghiên cứu luôn phải tìm kiếm một giải pháp thay thế, và ông Nakamoto Nobutada là một ví dụ.

Ý tưởng đột phá của ông là sử dụng hệ sinh thái tự nhiên để lọc nước. Trong các nhà máy lọc nước thông thường, đầu tiên, nước sông sẽ chảy qua một bể lắng để loại bỏ tạp chất. Sau đó, nguồn nước được lọc qua các lớp cát, và cuối cùng được khử trùng bằng clo.

3 giai đoạn này thường tốn khá nhiều chi phí do bị phụ thuộc vào các chất hóa học và năng lượng sử dụng.

Trong khi đó, phương pháp của ông Nakamoto lại tập trung vào giai đoạn 2. Là một giáo sư chuyên về sinh học, ông Nakamoto đã dành nhiều năm để nghiên cứu về tảo nằm giữa các lớp cát.

Đây là một mẫu phẩm của cát và tảo được lấy từ nhà máy lọc nước áp dụng phương pháp của ông Nakamoto. Dưới kính hiển vi, chúng ta có thể thấy nó có chứa rất nhiều loài vi sinh vật.

Tảo sản sinh ra khí oxy thiết yếu thông qua quá trình quang hợp. Các vi sinh vật sau đó sẽ làm sạch nguồn nước bằng cách ăn các bụi bẩn và tạp chất. Hướng tiếp cận mang tính tự nhiên này giúp hạn chế đáng kể việc xử lý hóa chất và giảm đáng kể chi phí.

Phương pháp của ông Nakamoto giờ đây đã giúp người dân tại hơn 30 quốc gia trên thế giới có nguồn nước sạch để sử dụng

Một hướng tiếp cận khác cũng đã thành công trong việc giải quyết vấn đề nguồn nước. Chỉ cần đổ đầy nước vào chiếc bình này và ấn xuống, tất cả các tạp chất sẽ bị loại bỏ. Bí mật nằm ở bên trong những chiếc hộp này. Đây là những tinh thể natri trititanat. Đây là lần đầu tiên chúng được sử dụng chúng để lọc sạch nước.

Cấu trúc nguyên tử của các tinh thể này có thể giữ lại các kim loại nặng như chì, loại bỏ chúng khỏi nguồn nước. Tác già của tinh thể nhân tạo này là giáo sư Teshima Katsuya.

Một số chất được kết hợp để tạo nên tinh thể. Giáo sư Teshima đã phải mất tới 10 năm thử nghiệm, điều chỉnh tỷ lệ các chất hóa học theo một lượng nhỏ bằng 1 phần nghìn gram.

Giáo sư Teshima hiện đang nộp đơn xin cấp phép để phát minh của ông có thể giúp ích được phần nào cho cuộc khủng hoảng nước sạch trên thế giới. Tại nhiều nơi ở châu Phi, nguồn nước bị ô nhiễm đang đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng.

Công nghệ lọc nước Nhật Bản – mang nguồn nước sạch tới cho mọi người trên toàn thế giới.

Ánh xạ chiếu, hay còn được gọi là Projection Mapping, là một kỹ thuật trình chiếu sử dụng ánh sáng trên tường của các tòa nhà cao tầng hay bất kỳ mặt phẳng nào.

Công nghệ này thường được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực giải trí, nhưng tại Nhật Bản, nó lại phát huy tác dụng hữu ích của mình trong những lĩnh vực hoàn toàn khác.

Đây là đường quốc lộ số 45, đường cao tốc ven biển đi qua vùng Tohoku.

Một đường hầm lớn đang được xây dựng. Chất nổ vẫn thường được sử dụng để thông đường hầm, thông qua các lớp đá.

Trước khi mỗi kíp nổ được lắp đặt vào vị trí, mặt đá được rải qua một lớp bê tông để chống sập và đảm bảo an toàn cho công nhân.

Khi đã quyết định được sẽ đặt bộ kíp nổ ở đâu, và sử dụng bao nhiêu chất nổ, các kỹ sư cần một hình ảnh chính xác về hiện trạng của mặt đá. Nhưng điều đáng nói, là họ không thể làm được điều này bởi mặt đá lại nằm bên dưới lớp bê tông.

Thật may khi kỹ thuật ánh xạ chiếu lại là giải pháp cho vấn đề này. Bề mặt đá sẽ được đo đạ kỹ lưỡng trước khi quét lớp bê tông lên trên. Dữ liệu này được dùng để tạo ra hình ảnh trình chiếu lên bề mặt.

Mặt đá mềm sẽ cho ánh sáng đỏ, còn mặt đá cúng hơn sẽ cho ánh sáng xanh. Những hình ảnh hỗ trợ trực quan này sẽ giúp ích cho các kiến trúc sư khi lắp đặt các bộ kíp nổ, không cần phải đặt quá nhiều vào các lớp đá mềm, tăng độ chính xác và hiệu quả công việc.

Lần đầu tiên ứng dụng trong lĩnh vực này trên thế giới, công nghệ ánh xạ chiếu giúp đảm bảo an toàn cho các công nhân xây dựng làm việc trong các đường hầm.

Ngoài lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật ánh xạ chiếu còn tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y học. Thông thường, các bác sỹ phẫu thuật sẽ cần tới một màn hình hiển thị vị trí cần phẫu thuật trên người bệnh nhân. Trong quá trình làm việc, họ sẽ phải thường xuyên thay đổi điểm nhìn giữa màn hình và vị trí mổ.

Nhưng với công nghệ ánh xạ chiếu, điều này sẽ thay đổi. Đầu tiên, một máy ảnh hồng ngoại sẽ xác định vị trí cần phẫu thuật. Những dữ liệu này sẽ cho phép tạo ra một hình ảnh hiển thị chính xác vị trí cần làm phẫu thuật. Khi đó, các bác sỹ sẽ chỉ cần tập trung vào một điểm mà thôi.

Trong mô hình của một bộ phận trên cơ thể, phần hiển thị màu xanh sẽ là phần cần được loại bỏ. Các cơ quan nội tạng của cơ thể luôn hoạt động, nhưng hình ảnh hiển thì từ camera vẫn không bị ảnh hưởng. Độ trễ của chuyển động và hình ảnh hỗ trợ chỉ hơn nhau 0,2 giây, có nghĩa là chúng hiển thị gần như thời gian thực.

Ánh xạ chiếu từ lâu đã có ảnh hưởng rất lớn tới thế giới giải trí. Tại Nhật Bản, giờ đây, công nghệ này đang tiến thêm một bước xa hơn, tạo ra một sự chuyển đổi lớn trong thế giới y học và lĩnh vực xây dựng.

Bên cạnh công nghệ Projection Mapping, Nhật Bản cũng sử dụng nhiều công nghệ khác nhau trong lĩnh vực xây dựng, bảo trì các công trình công cộng lớn nhằm tăng tính an toàn cho con người, chẳng hạn như sử dụng robot.

Xuất hiện như một nhân vật trong phim khoa học viễn tưởng, robot có tên Gundam đang thực hiện công việc bảo trì trên các tuyến đường sắt xa xôi tại đất nước mặt trời mọc. Đây là robot được công ty Man-Machine Synergy Effectors Inc. phát triển, một công ty lớn chuyên về lắp ráp và chế tạo robot công nghiệp điều khiển bằng tay.

Robot Gundam được ra mắt lần đầu tiên trong Triển lãm Robot quốc tế ở Tokyo vào 9.3, với phần đầu mô phỏng khá giống với nửa thân trên của con người, được gắn vào một cần trục thủy lực chạy trên hệ thống đường ray được chế tạo đặc biệt.

Theo Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản, nhiệm vụ chính của robot này là thực hiện những công việc khó với rủi ro cao. Nó có thể nâng những thiết bị nặng lên cao khi tiến hành sửa chữa đường tàu và nhiều tác vụ khác như bảo trì và làm sạch đường dây điện… Tuy có thiết kế khá cồng kềnh nhưng con robot này lại cử động một cách nhẹ nhàng và khéo léo.

Hiện mọi hoạt động của robot đòi hỏi phải thông qua hệ thống điều khiển thực tế ảo VR do một nhân viên trực tiếp thực hiện. Người điều khiển sẽ đeo kính VR để theo dõi chuyển động thông qua hệ thống camera được lắp đặt trên thân của robot và sử dụng tay cầm để điều khiển cánh tay và bàn tay của robot này.

Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản tin rằng việc đưa robot vào hoạt động thực tiễn trong tương lai gần không chỉ giúp hạn chế tỷ lệ tai nạn lao động mà còn làm tăng năng suất của công ty.

Thực hiện : Đỗ Lê Ngọc Anh Anh Đào Bùi Thảo Nguyễn Thảo

Nguồn: https://ift.tt/dy59RCU Từ khóa, Tags: #Đại_học_Shinshu #ánh_xạ #phát_minh #công_ty_Taisei #lọc_nước #Nhật_Bản #củ_cải #công_nghệ #tinh_thể #kíp_nổ #tảo #soda #rau_củ #Hệ_sinh_thái_tự_nhiên #hoa_quả #nguồn_nước #trữ #lương_thực #tạp_chất #đông_lạnh

The post Nhìn ra thế giới: Nhật Bản và những công nghệ phục vụ đời sống first appeared on Tin tức công nghệ.

The post Nhìn ra thế giới: Nhật Bản và những công nghệ phục vụ đời sống first appeared on QUEEN MOBILE.


Nhìn ra thế giới: Nhật Bản và những công nghệ phục vụ đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét